Các cách chống thấm trần nhà hiệu quả, triệt để 100%
Chống thấm trần nhà để loại bỏ những vết ố nước loang lổ, những lớp sơn bong tróc khiến cho chúng ta cảm thấy không thoải mái. Thay vì mất quá nhiều thời gian để khắc phục từng vết thấm xuất hiện thì chúng ta nên tìm hiểu dấu hiệu, nguyên nhân trần nhà bị thấm.
Xử lý chống thấm trần nhà ra sao? Và cách xử lý trần nhà bị ngấm nước. Từ đó có thể tìm ra cách chống thấm trần nhà hiệu quả nhất. Cùng chống thấm dột Hà Nội đi vào chi tiết ở bài viết dưới đây nhé!
Những nguyên nhân và dấu hiện nhận biết trần nhà bị thấm dột
Nguyên nhân gây thấm dột trần nhà
Trần nhà là phần cao nhất trong một phòng, một căn nhà và có tác dụng che mưa che nắng, bảo vệ cho ngôi nhà. Cũng chính vì vậy đây là phần rất dễ xảy ra các hiện tượng như thấm dột, ẩm mốc, nứt nẻ.
Nguyên nhân gây thấm dột trần nhà
Một vài nguyên nhân gây ra hiện tượng trần nhà bị thấm dột như sau:
- Khi thi công trần nhà sử dụng nguyên vật liệu không tốt, không đủ đảm bảo thì sau một thời gian sử dụng và chịu sự tác động của các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, nắng, mưa,… sẽ làm cho trần nhà xuất hiện tình trạng thấm.
- Quá trình thi công lớp bê tông cốt thép không đạt yêu cầu hoặc chưa đủ kinh nghiệm àm cho nền xi măng bị nứt nẻ, xuống cấp tạo điều kiện cho nước mưa ngấm vào trong kết cấu.
- Các hộ gia đình xây sân thượng nhưng bố trí hệ thống thoát nước kém, khiến cho nước mưa, sương đọng lâu ngày dẫn đến tình trạng trần nhà bị thấm.
- Trong quá trình thi công xây dựng không sử dụng dịch vụ chống thấm hoặc sử dụng không đúng cách làm cho nước và độ ẩm có điều kiện để tàn phá độ bền của công trình.
- Trong quá trình sử dụng có tác động ngoại lực làm cho trần, mái bị nứt.
Dấu hiệu nhận biết thấm dột ở trần nhà
Dấu hiệu nhận biết hiện tượng thấm dột trần nhà
Một vài dấu hiệu mà chúng ta có thể nhìn bằng mắt thường khi mà trần nhà bị thấm dột là:
- Có các vết chân chim, rạn nứt ngả vàng.
- Trần nhà bị đọng nước, có nước nhỏ giọt gây mất thẩm mỹ và tiềm ẩn nguy hiểm với sức khỏe của người trong gia đình.
- Có các vết ẩm mốc, rong rêu xuất hiện, cùng với đó là mùi nồm ẩm trong ngôi nhà.
Khi các dấu hiệu này xảy ra, các bạn cần chống thấm ngay. Nếu không, chúng sẽ để lại các tác hại vô cùng nghiêm trọng đối với ngôi nhà của bạn.
Xem thêm: Chống thấm dột tại quận Tây Hồ Hà Nội đảm bảo
Hậu quả mà trần nhà bị thấm gây ra
Điều đầu tiên mà cũng là dễ dàng nhận thấy nhất là thấm dột trần nhà phá hỏng đi sự thẩm mỹ của ngôi nhà, gây tình trạng khó chịu trong mắt của gia chủ cũng như những người tới chơi. Từng vết ố vàng, từng lớp sơn bong tróc hay những vết rêu mốc làm cho ngôi nhà của bạn trở nên kém sang hơn bao giờ hết.
Không chỉ vậy, mỗi khi trời mưa là lại có cảnh nước nhỏ tỏng tỏng khắp nơi, đặc biệt là với thời tiết nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều như tại Việt Nam.
Trần nhà bị thấm sẽ làm ảnh hưởng tới toàn bộ các hạng mục ngôi nhà. Gây ra hiện tượng nấm mốc ăn sâu và dần phá hủy kết cấu lớp bê tông.
Thấm dột thường xuyên xuất hiện hiện tượng nấm mốc sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh về đường hô hấp, hen suyễn của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là đối với người già và trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu.
Vậy làm sao sao để khắc phục, cách xử lý chống thấm trần nhà bê tông hoặc phòng chống tình trạng thấm dột ở trần nhà xảy ra? Hãy cùng chúng tôi đi tới những cách hiệu quả nhất sau đây nhé!
Cách xử lý chống thấm trần nhà bị dột
Xử lý chống thấm trần nhà bằng Sika
Dùng Sika là một trong những cách chống thấm trần nhà đơn giản và dễ thực hiện nhất và tiết kiệm nhất trong dịch vụ của chúng tôi. Với ưu điểm chống thấm vượt trội và tính ứng dụng cao thì phương pháp này đang được sử dụng rộng rãi khắp mọi nơi. Đây là một cách chống thấm trần nhà bị nứt, dột mà bạn có thể tự thi công dễ dàng tại nhà.
Ưu điểm của xử lý chống thấm trần nhà sử dụng Sika
- Có khả năng thẩm thấu vào lớp bê tông cực tốt, tạo ra tinh thể kết tinh bền chắc với chất liệu thi công.
- Hình thành lớp màng chống thấm nước vô cùng hiệu quả, có tuổi thọ cao lên đến hàng chục năm.
- Phương pháp thi công dễ thực hiện, kể cả với các bề mặt không bằng phẳng, đứng hay góc cạnh.
- Không đòi hỏi trình độ cao, không phụ thuộc vào tay nghề thợ có thể tự tìm hiểu và thi công tại gia.
- Khả năng thấm dột triệt để với đa dạng loại bề mặt,
Phương pháp thực hiện xử lý chống thấm trần nhà sử dụng Sika
Với hạng mục bê tông có bề mặt xốp, hút nước thì trước khi thi công chống thấm trần cần thực hiện bão hòa, làm ẩm bằng nước nhưng không được để tình trạng đọng nước trên bề mặt:
Bước 1: Sử dụng chổi quét hoặc máy phun phủ 1 lớp lót bằng hỗn hợp (dùng Sikaproof Membrane pha với nước) lên bề mặt bê tông với định mức khoảng từ 0.2 – 0.3 Kg/m2.
Bước 2: Khi lớp đã lót khô hoàn toàn (đợi ~2 tiếng trong điều kiện nhiệt độ 30oC) thì tiến hành thi công lớp Sika chống thấm sàn mái dùng Sikaproof Membrane lớp đầu (nguyên chất) với mật độ tiêu thụ ~0.6 Kg/m2.
Bước 3: Tại các nơi có các vết nứt cần cố định thì đặt thêm 1 lớp lưới thủy tinh gia cường có mắt lưới rỗng. Khi ráp nối thì cần chồng mép ít nhất là 5 cm. Lớp lưới thủy tinh nên thi công khi mà lớp Sika đầu tiên đang còn hơi ẩm, chưa khô hẳn.
Bước 4: Khi lớp đầu tiên đã khô, tiến hành thi công lớp Sikaproof Membrane chống thấm thứ hai và thứ ba (không pha loãng) với mật độ tiêu thụ khoảng 0.6 Kg/m2. Thời gian đơi giữa các lớp khô là khoảng 2 tiếng.
Bước 5: Sau khi lớp Sika Membrane chống thấm sàn mái cuối cùng khô hoàn toàn, thi công lớp vữa chống thấm bằng hỗn hợp Sika Latex, Xi măng, Nước và sử dụng phương pháp xoa phẳng bề mặt.
Bước 6: Khi hoàn thiện, cần được phun thêm một lớp dung dịch Antisol S hoặc Antisol E (cho những bề mặt không cần xử lý thêm) để bảo vệ.
Xem thêm: Chống thấm dột tại quận Thanh Xuân Hà Nội uy tín
Sử dụng CT-11A xử lý chống thấm trần nhà
Chất chống thấm CT-11A Plus Sàn là vật liệu xử lý thấm dột sàn mái (trần nhà) được sử dụng phổ biến không chỉ trong các công trình nhà ở, mà còn trong các công trình kiến trúc lớn.
Ưu điểm khi sử dụng CT-11A Plus Sàn:
- Có khả năng liên kết vô cùng tốt với bề mặt bê tông, vữa, xi măng. Nhờ đó mà tạo lớp bảo vệ cho trần nhà hoàn hảo, ngăn chặn hoàn toàn sự xâm nhập của nước gây thấm vào trần và ngôi nhà.
- CT-11A Plus Sàn có tính chịu mài mòn, kháng kiềm cao, chịu được mặn, có độ bền lên tới hơn 15 năm.
Biện pháp thi công
Chuẩn bị bề mặt:
Vệ sinh sạch sẽ bề mặt, loại bỏ rêu mốc, lớp sơn cũ, bụi bẩn, dầu mỡ và các lớp vữa xi măng đã bị tổn hại. Điều này khiến cho hiệu quả công tác xử lý thấm nước đạt tối đa, tăng cường độ bám dính của vật liệu chống thấm.
Sau khi bề mặt thi công được xử lý cần thận mới tiền hành bước kế tiếp là CT-11A.
Thi công:
- Bước 1: Trộn hỗn hợp xi măng với nước theo tỷ lệ 1kg xi măng với 0.5l nước.
- Bước 2: Trộn hỗn hợp trên với 1kg CT-11A và khuấy thật kĩ.
- Bước 3: Phủ 02-03 lớp hỗn hợp CT-11A, mỗi lớp cách nhau 6-8 giờ.
Lưu ý: Cần bảo dưỡng và để cho bề mặt lớp cuối được khô trong ~4 ngày mới tiến hành công đoạn tiếp theo như sơn, trét bả,…
Với việc xử lý chống thấm trần nhà bị thấm nước triệt để như ở trên, việc chống thấm cho trần nhà trở thành một công đoạn vô cùng đơn giản và dễ thực hiện.
Xử lý chống thấm trần nhà bằng keo chống thấm
Ưu điểm chống thấm trần nhà bằng keo chống thấm
Sử dụng keo chống thấm là một biện pháp an toàn và tương đối hiệu quả với hạng mục như trần nhà bê tông, mái tôn,… Không chỉ vậy, keo chống thấm dột khá tiết kiệm chi phí cho gia chủ, có tác dụng kéo dài tuổi thọ cho trần nhà.
Keo Neomax 820 chống thấm trần nhà
Một vài loại keo chống thấm có hiệu quả tốt nhất trên thị trường hiện nay được chuyên gia khuyến cáo sử dụng mà bạn có thể tham khảo như:
- Keo chống thấm dột Neomax 820
- Keo chống thấm AS – 4001SG
- Keo chống thấm dột Silicone
- Keo chống thấm RTV
- Keo chống thấm dột Acrylic
- Keo chống thấm Polyurethane
- Keo chống thấm dột TX 911,….
Quy trình chống thấm trần nhà bằng keo chống thấm:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu để thi công
- Chổi, bay, bàn chà sắt, máy đục, kim bơm keo, phễu rót, máy mài, máy thổi bụi, máy khoan,…
- Máy bơm keo áp lực cao có áp lực bơm là 10.000 PSI (tương đương 700kg/cm2).
- Chuẩn bị vật liệu dùng chống thấm trần nhà:
1. Keo chống thấm dùng để bơm vào vết nứt ở trần nhà.
2. Keo trám SL 1401 để cố định kim và trám lại các đường nứt phòng hiện tượng keo bị chảy ra ngoài khi bơm.
Bước 2: Vệ sinh bề mặt trần nhà
- Xác định các vết nứt, dùng máy mài đánh dọc theo đường rãnh nứt.
- Dùng máy thổi bụi thổi sạch các đường nứt vừa mài hoặc bằng dụng cụ chuyên dụng, bàn chải sắt, cọ quét.
- Đánh dấu vị trí các vết nứt bê tông tại các vị trí quan trọng để xử lý vết nứt.
- Cần chú ý các vị trí trọng yếu để lát nữa thi công chú trọng.
Bước 3: Tiến hành khoan và gắn kim bơm keo
- Khoan tại 2 bên các vị trí đã đánh dấu, các lỗ khoan cách nhau từ 15 – 20 cm. Khoan theo khoảng góc 45 độ và đảm bảo lỗ khoan xuyên qua khe nứt.
- Đặt các kim bơm keo vào vị trí các lỗ khoan rồi siết chặt lại.
- Dùng keo trám SL 1401 trát dọc theo miệng vết nứt để ngăn keo không bị chảy khi bơm.
- Chờ khoảng ~30 phút để keo khô rồi tiến hành bơm keo.
Dùng keo chống thấm dể xử lý chống thấm trần nhà
Bước 4: Bơm keo chống thấm trần nhà
Tùy theo từng dòng sản phẩm keo chống thấm mà sẽ có cách pha trộn keo khác nhau. Do vậy khi thi công cần thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất
- Pha trộn các thành phần của keo chống thấm với nhau theo đúng hướng dẫn để được một hỗn hợp chất chống chấm.
- Gắn đầu máy bơm vào kim bơm.
- Bơm keo vào vết nứt bằng máy áp lực cao cho và căn tới khi không thể bơm keo vào được nữa thì dừng.
- Keo khô thì tiến hành tháo kim bơm keo.
- Trám lỗ khoan bằng vữa xi măng, nước, phụ gia Sika latex để bảo vệ lỗ khoan.
- Vệ sinh lại bề mặt và khu vực sửa chữa.
Xem thêm: Hướng dẫn xử lý mốc tường hiệu quả triệt để
Qua bài viết trên của dịch vụ chống thấm Hà Nội chúng tôi mong rằng các bạn đã biết cách để xử lý chống thấm trần nhà bị thấm dột một các dễ dàng và hiệu quả nhất. Nếu còn gì thắc mắc xin liên hệ tới hotline để được tư vấn dịch vụ chống thấm tại Hà Nội miễn phí và tìm ra phương án thích hợp nhất với bạn.