Muối tường là gì? Cách khắc phục tường bị muối hóa

Muối tường là gì vẫn là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc. Xử lý tường bị muối hóa đóng vai trò cần thiết để duy trì sự bền bỉ của hạng mục cũng như đảm bảo sức khỏe cho gia chủ. Vì vậy vấn đề này rất được nhiều người quan tâm.

Nhà khi mới xây có thẩm mỹ vô cùng cao với thành tường bóng mịn, chắc đẹp. Tuy nhiên, sau thời gian dài sử dụng thì các hạng mục sẽ dần xuống cấp theo thời gian, thể hiện rõ qua lớp sơn tường nhà bạn.

Đặc biệt, những ngôi nhà cạnh biển sẽ xảy ra tình trạng bị “muối hóa”. Hãy cùng Chống thấm tại Hà Nội tìm hiểu xem đây là hiện tượng gì nhé.

Hiện tượng muối tường là gì?

tường bị muối hóa
Muối tường là gì

Hiện tượng muối tường: Muối tường là tình trạng trên tường xuất hiện các mảng màu nổi rỗ lên, lấm tấm với các kích thước khác nhau, có màu trắng hoặc vàng nhạt của muối. Lớp muối này bị chảy rỉ ra từ bên trong lớp vữa hoặc gạch, xuất hiện khi có nước thấm vào chảy qua. Muối tường thường xuất hiện ở các nơi tiếp xúc nhiều với nước, không khí ẩm thấp như: khe nứt, tường lan can, chân tường, phần giáp ranh giữa các tầng…

Xem thêm: Sơn chống thấm hai thành phần, công dụng và cách thi công

Dấu hiệu và nguyên nhân dẫn đến muối tường

Dấu hiệu nhận biết hiện tượng tường bị muối hóa

hiện tượng tường bị muối hóa
Dấu hiệu nhận biết tường bị muối hóa

Với các ngôi nhà cạnh biển, hiện tượng “muối hóa” làm tường nhà bị các đốm lấm tấm nhìn giống muối bám trên tường, có kích thước khác nhau có màu trắng hoặc vàng nhạt.

Muối tường thường xuất hiện tại vị trí ẩm ướt hoặc chống thấm không tốt như:

  • Khe nứt ở tường.
  • Chân tường, cạnh tường.
  • Vị trí bê tông giáp ranh giữa các tầng.
  • Các bề mặt tường giáp nhà vệ sinh,…

Nó gây nên giảm thẩm mỹ cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng tới các hạng mục khác. Với trường hợp này thì trước khi nó trở nên phức tạp, bạn cần có cách xử lý tường bị muối hóa kịp thời, hiệu quả.

Nguyên nhân làm muối tường xuất hiện

Muối hóa tường là hiện tượng xảy ra do những nguyên nhân sau:

– Thi công sơn tường khi bề mặt còn ẩm ướt, độ ẩm chưa đạt dưới 16%. Hoặc chưa đủ thời gian để tường kịp khô ráo (khoảng từ 3 – 4 tuần).

– Hơi nước thoát ra từ bên trong lớp xi măng tường mang theo các chất muối ngấm ra bề mặt.

– Sử dụng nước trộn xi măng là nước lợ, nước mặn.

– Gạch xây tường là loại làm từ đất bị nhiễm mặn hoặc không được nung đủ lửa.

– Tường bị thấm, ngấm nước hút ẩm, giữ ẩm.

– Không dùng sơn lót kháng kiềm hoặc không quét sơn lót.

– Tay nghề thợ thi công thiếu kỹ thuật và không làm cẩn thận với sản phẩm xây nên chất lượng còn thấp.

Cách ngăn ngừa và xử lý hiện tượng muối tường

Cách ngăn ngừa muối tường xảy ra

Các bạn có thể sử dụng các phương án sau:

  • Triệt để xử lý các nguồn gây ẩm thấp trong tường như: các vết nứt, sự rò rỉ nước từ mái, máng xối,…
  • Trước khi sơn, xử lý trám, trét các khe nứt, vết nứt… triệt để, làm phẳng bề mặt ngăn không cho thấm nước từ bên ngoài vào trong tường.
  • Phải để tường có thời gian khô từ 4 – 6 tuần. Khi tường đã đảm bảo không còn hơi nước, khô, độ ẩm đạt yêu cầu thì mới lăn sơn.
  • Chọn chính xác vật liệu xây dựng thích hợp để thi công. Cụ thể: gạch xây nhà phải đảm bảo đúng loại, nung đủ lửa. Bạn cũng nên chọn loại sơn để sơn lót mang tính kháng kiềm cao (như Dulux, Jostun), dùng nước trộn vữa hồ không có muối hoặc không bị nhiễm mặn.
  • Nhà xây dựng vùng giáp biển cần chú ý kiểm tra nguồn nước sử dụng và nguồn gốc vật liệu xây, trát tường.
  • Thi công đúng yêu cầu kỹ thuật của sơn lót kháng kiềm chất lượng cao để ngăn chặn tối đa hiện tượng muối hóa.
  • Các hạng mục đặc thì ẩm ướt nên lắp thêm quạt hút như: toilet, nhà ăn,…

sơn lót kháng kiềm
Dùng sơn lót kháng kiềm ngăn ngừa muối tường xảy ra

Cách xử lý hiện tượng tường bị muối hóa hiệu quả

Các bước trong quy trình xử lý tường bị muối hóa được tiến hành như sau:

Bước 1: Dùng giấy nhám chà sạch hoặc cạo sạch lớp sơn tường bị muối hóa. Nếu khu vực có hiện tượng bị ẩm thì nên làm sạch kỹ bề mặt rồi sau đó để tường thật khô ráo mới thi công.

Bước 2: Sau khi đảm bảo rằng khu vực không còn ẩm, vệ sinh sạch sẽ lớp bụi, lau chùi vết bẩn để tăng độ bám cửa sơn. Kiểm tra nếu tường còn dấu hiệu bong tróc thì ta có thể thêm bả, vữa trét lên để tạo độ bằng phẳng.

Bước 3: Tiến hành sơn lớp lót dùng cọ hoặc con lăn (lưu ý cần phải chọn loại sơn lót có kháng kiềm). Đợi cho lớp sơn lót khô (khoảng ~24h) rồi mới sơn lớp sơn hoàn thiện.

Như vậy, bạn có thể thấy rằng chỉ với 3 bước thực hiện đơn giản nêu trên là đã có thể giúp bạn đã có thể nắm bắt và thực hiện được cách xử lý tường bị muối hiệu quả.

Xem thêm: Chống thấm dột tại huyện Thường Tín Hà Nội giá rẻ

Hy vọng các nội dung chống thấm tại Hà Nội đã chia sẻ trong bài viết trên phần nào đã giúp các bạn tự nhận biết và có cách xử lý tường bị muối hóa hiệu quả nhất.

Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết của chúng tôi!

You may also like...

0948677333