Thi công Granito có chống thấm không?

Trát granito là một phương pháp thi công nền sàn bằng cách sử dụng hỗn hợp của các loại vật liệu khoáng và hóa học như sỏi đá tự nhiên, cát, xi măng và các hợp chất phụ gia. Granito thường có khả năng chống thấm tốt nếu được thi công đúng cách và kết hợp với các lớp chất phủ chống thấm phù hợp. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tối ưu trong việc chống thấm, việc lựa chọn vật liệu và quá trình thi công cần được thực hiện bởi các chuyên gia có kinh nghiệm.

Granito là gì?

Granito là tên gọi của một loại vật liệu xây dựng được tạo ra thông qua quá trình trộn hỗn hợp vữa xi măng, bột đá, và các phụ gia khác như cát, sỏi, đá màu… Sau khi lớp vữa xi măng đã khô, kết quả thu được là những viên đá có hoa văn đa dạng về kích thước và màu sắc, mang lại tính thẩm mỹ cao cho các công trình.

Đặc điểm của đá granito bao gồm:

– Tính thẩm mỹ: Với hoa văn đa dạng và màu sắc phong phú, đá granito là một lựa chọn tuyệt vời cho việc trang trí nền sàn và các bề mặt xây dựng khác.
– Khả năng chống nứt: Nhờ vào tính linh hoạt của vữa xi măng và các phụ gia, đá granito thường có khả năng chống nứt tốt, giúp nền sàn trở nên bền bỉ hơn trong quá trình sử dụng.
– Khả năng chống thấm: Khi thi công đúng cách và kết hợp với các lớp chất phủ chống thấm phù hợp, đá granito cũng có khả năng chống thấm nước, đặc biệt là trong các điều kiện khí hậu nóng nực.

Đá granito được sản xuất từ một tỷ lệ pha trộn cụ thể, chủ yếu bao gồm bột đá (khoảng 70%) và đất sét (khoảng 30%), cùng với việc thêm một số phụ gia như xi măng, cát, sỏi, đá màu… Quá trình sản xuất thường sử dụng phương pháp không nung bằng áp lực và để khô trong khoảng 24 giờ sau khi đúc khuôn. Điều này giúp tạo ra những viên đá granito chất lượng và đồng nhất cho việc sử dụng trong các dự án xây dựng.

Xem thêm: Cách trị nồm ẩm tại nhà hiệu quả

Quy trình trát Granito

Nếu bạn chưa biết quy trình trát granito như nào thì dưới đây ra là quy trình theo quy chuẩn của chống thấm tại Hà Nội. Mỗi đơn vị thi công sẽ có những các trát láng đá granio khác nhau và các thành phần phụ gia không giống nhau. Như của chống thấm tại Hà Nội sẽ có thêm các phụ gia có tác dụng tăng khả năng chống thấm của Granito thành phần.

Các bước trát granito

  • Bước 1: Xử lý bề mặt bê tông, đánh sạch các vết vụn vữa thừa cho phẳng, phủi hết bụi bẩn, rác thải. Sau đó thực hiện cấp ẩm cho bề mặt từ 2 – 3 ngày để dưỡng mới. Với trường hợp nền bê tông cũ thì cần chú ý phải trám trét lại những vết lõm để có thể tiến hành làm granito.
  • Bước 2: Đối với nền xi măng mới thi công thời gian gần thì có thể căng dây tại khuôn luôn. Nhưng với nền cũ thì cần láng thêm một lớp xi măng mới để tạo bề mặt tốt nhất cho quá trình thi công.
  • Bước 3: Trộn phần xi măng màu với hạt đá và một vài phụ gia chống thấm như Sika Latex. Lưu ý, cốt liệu đá cần được rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn. Khi trộn xi măng và phụ gia chỉ nên trộn một lượng vừa đủ để đỏ, tránh trộn quá nhiều để lâu sẽ làm đổi màu Granito.
  • Bước 4: Trát Granito. Bước này cần chú ý sao cho dây phân ô cao hơn 5 mm so với mặt vữa. Sau khi đầm nén mặt Granito thì dây chỉ cao hơn từ 1 – 2mm. Nếu để dây quá cao so với mặt vữa sẽ khiến cho dây phân ô bị hỏng.
  • Bước 5: Chờ ít nhất 1 ngày sau khi trát vữa sẽ tiến hành tưới nước bảo dưỡng hạng mục.

Các bước mài làm granito láng mịn

xoa bóng bê tông đá mài granito

Quy trình trát Granito

  • Bước 1: Khi Granito hơi khô lại thì tiến hành mài. Thời gian mài sẽ tùy vào điều kiện thời tiết, môi trường. Nếu lúc mùa hè, sau 1 – 2 ngày trát vữa là có thể mài được. Nhưng nếu là mùa đông thì thời gian cần sẽ là từ 4 – 5 ngày.
  • Bước 2: Nên mài thủ công với những trường hợp hạt đá vân bám quá cứng. Bước này nên thực hiện khẩn trương để tránh vữa bị khô làm khó mài.
  • Bước 3: Dùng cát 60 – 80 mm để mài đến khi bề mặt nổi hoa văn đá thì thôi. Khoảng 3 – 4 ngày sau thì tiếp tục mài lại lần 2 với đá 100 – 120 mm.
  • Bước 4: Trát thêm một lớp vữa xi măng ở trên và chờ khoảng 1 ngày rồi tiến hành tưới nước bảo dưỡng.
  • Bước 5: Khoảng 2 – 3 ngày sau khi bảo dưỡng thì tiến hành mài rối bằng cát mịn 180- 200 mm.
  • Bước 6: Dùng đá mài mịn 280mm để làm bóng bề mặt granito.
  • Bước 7: Cuối cùng, chờ khi mặt sàn granito khô hẳn thì sử dụng sáp đánh bóng hoặc vữa tự san phẳng để bảo vệ. Khoảng 1 – 2 giờ sau là có thể sử dụng mặt sàn như bình thường.

Những điều cần chú ý khi phân ô cho trát láng granito

Để đảm bảo quy trình trát granito có thể mang tới những hiệu quả tốt nhất thì bạn cần lưu ý những điều về phân ô như sau:

  • Thứ nhất, việc chia kích thước ô granito sẽ phải tùy theo từng không gian thi công khác nhau. Ở những không gian có diện tích nhỏ thì ô sẽ chia không quá 500mm. Nhưng với những không gian diện tích lớn thì có thể chia ô lớn hơn 500mm.
  • Thứ hai, phân ô khi trát láng granito cần chú ý đến màu sắc, thớ vân để có được cảm giác phong phú, thẩm mỹ sau khi hoàn thiện.
  • Thứ ba, các căn phòng ngắn nên chọn kiểu phân ô đơn nguyên để mang đến cảm giác liên tục. Đồng thời, lựa chọn này cũng giúp người nhìn có cảm giác không gian được “nới rộng” hơn. Ngược lại, các phòng dài có thể thoải mái chọn nhiều kiểu phân ô khác nhau như: Ô xiên, ô vòng cung, ô hình chữ nhật…
  • Thứ tư, mặc dù quá trình quy trình trát láng granito có thể chọn nhiều kiểu phân ô với sự đa dạng màu sắc khác nhau. Nhưng bạn cần đảm bảo phải chọn được một màu chính để làm điểm tựa trong tổng thể chung của nền sàn granito.
  • Thứ năm, chất liệu dây khi phân ô nên chọn là đồng, thép hay nhựa cao cấp để đảm bảo độ bền của dây được tốt hơn.

Trát Granito có chống thấm không?

Câu trả lời là có. Trát granito mang tới khả năng chống thấm tuyệt đối. Không chỉ vậy, nó còn giúp bảo vệ nền nhà, mặt tường tốt hơn nhờ phủ kín 100%, chống hơi ẩm và nước ngấm qua. Vi khuẩn cũng không xâm nhập vào làm ảnh hưởng chất lượng công trình.

Xem thêm: Chống thấm dột tại quận Hà Đông đảm bảo

Những thông tin trên được chúng tôi chia sẻ từ quá trình thực hiện thi công, cũng như tìm hiểu thông tin trên sách báo. Cảm ơn các bạn độc giả đã đồng hành cùng chúng tôi.

You may also like...

0948677333