Cách xử lý tường cũ trước khi sơn đúng cách
Xử lý tường cũ trước khi sơn mới hoặc sơn chống thấm là một công việc vô cùng quan trọng. Không chỉ nâng cao chất lượng dịch vụ mà nó còn tối ưu những hiệu quả cần thiết.
Tuy vậy không phải ai cũng biết cách xử lý tường cũ như thế nào cho chuẩn, cho hiệu quả. Vậy bài viết hôm nay của chống thấm dột tại Hà Nội sẽ đem đến cho các bạn chi tiết nên làm như thế nào qua bài viết dưới đây. Cùng theo dõi nhé.
Lý do nên xử lý tường cũ trước khi sơn mới
Lý do nên xử lý tường cũ trước khi sơn
Về yếu tố kỹ thuật: Tường trước khi sơn mới không được xử lý cẩn thận sẽ mang tới những rắc rối như: Lớp sơn chống thấm, sơn mới không bám dính vào bề mặt tường, lâu dần sẽ xuất hiện các vết sơn bong tróc, rơi vãi. Việc này còn ảnh hưởng tới sự lên màu của sơn không đồng đều, ảnh hưởng tới chất lượng sơn,…
Về yếu tố kinh tế: Không xử lý tường cũ tuy sẽ giảm được chi phí xử lý tường, nhưng ngược lại sẽ mang đến tốn kém chi phí về sơn, nhân công và vật liệu. Không xử lý bề mặt tường cũ sẽ làm cho sơn không phát huy tối đa được công năng. Từ đó dẫn đến chỉ một thời gian ngắn là phải sơn lại, gây ra thiệt hại không cần thiết
Về yế tố thẩm mỹ: Không xử lý tường cũ sẽ khiến tường bị ẩm, mốc lại, xuất hiện các khu vực mất thẩm mỹ trên tường. Về lâu dài sẽ có các vết nứt, lồi lõm hay hiện tượng ố vàng, nấm mốc trên tường,…
Xem thêm: Danh sách các vật liệu chống dột mái tôn
Cách xử lý tường cũ trước khi sơn chuẩn chỉ nhất
Tiến hành chống thấm cho tường
Nếu nhà của bạn xảy ra thấm, dột thì bạn phải làm công tác chống thấm triệt để đầu tiên. Nếu không khi sơn mới nước sẽ thấm lại và phá hủy lớp sơn.
Để xử lý một cách triệt để chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng phương pháp chống thấm tường thuận. Trong trường hợp tường tiếp giáp giữa 2 nhà không thể chống thấm thuận thì có thể sử dụng các biện pháp chống thấm ngược.
Sau khi chống thấm xong bạn hãy dợi cho công tác chống thấm hoàn thiện trong từ 2 đến 3 tuần rồi mới sơn mới. Mục đích là để nước còn đọng trong tường bay hơi ra hết và lớp chống thấm cũng khô triệt để.
Cạo sạch các vết bong tróc
Với những bức tường cũ thì các nốt bong, tróc thường xuất hiện. Các bạn cần dùng dụng cụ đục bỏ lớp cũ cho đến phần bê tông thịt.
Lưu ý là với những chỗ còn chắc chắn thì không nên cạo vì như vậy chỉ tốn thêm thời gian và công sức. Công đoạn này cần làm với cả phần chân tường.
Cao sạch các vết bong tróc trên bề mặt tường
Trám vá những vết đục, vết lõm, vết nứt
Sau khi đục kết những chỗ bị bong tróc thì trên tường sẽ xuất hiện các vết lõm. Việc bạn cần phải làm là dùng bả hoặc vữa xi măng mới để trám lại các vết đó.
Trám vá vết lõm bằng bả
Cần làm thật cẩn thận sao cho bề mặt nhẵn nhất có thể. Như vậy thì sau khi khô công đoạn mài phẳng bề mặt cũng đỡ vất vả hơn. Với những vết lõm sâu có thể dùng 2 lớp bả mỏng để tăng tính thẩm mỹ.
Trám vết nứt, lõm bằng xi măng
Chà phẳng bề mặt tường, tạo nhám
Sau khi lớp vữa, bả khô thì chính là công đoạn mài nhẵn bề mặt. Công đoạn này vô cùng quan trọng vì quyết định trực tiếp đến độ hoàn thiện cuối cùng của lớp sơn.
Bề mặt phẳng sẽ tạo sự đồng đều cho lớp sơn khiến lớp sơn đẹp hơn. Đồng thời chà nhám bề mặt cũng làm tăng diện tích tiếp xúc và từ đó lớp sơn sẽ bám dính dễ dàng và lâu hơn.
Lưu ý: không nên dùng giấy nhám có chỉ số nhám quá nhỏ. Bởi chỉ số càng nhỏ thì giấy càng thô, khi chà dễ tạo ra các vết xước sâu trên tường. Nên dùng giấy nhám có chỉ số nhám khoảng 120 ~ 180.
Chà phẳng bề mặt tường, tạo nhám
Vệ sinh sạch sẽ bụi bẩn bám trên tường
Vệ sinh bề mặt tường để chuẩn bị sơn
Đây cũng là một công đoạn quan trọng không kém gì bước trên. Vệ sinh thật sạch sẽ, dùng chổi quét sạch bụi bẩm còn bám. Điều này tăng cường độ bám dính của sơn, tránh lãng phí khi thi công.
Nếu không làm thì lớp sơn sẽ ăn vào các hạt bụi. Khi khô sẽ rơi xuống gây mất thẩm mỹ, phải sơn lại làm tốn kém không cần thiết. Tuổi thọ của lớp sơn nếu không sơn lại chắc chắn sẽ là không cao.
Lưu ý khi vệ sinh đó là:
- Lót một tấm bạt, bìa chống thấm để phủ sàn nhà và đồ đạc xung quanh khi tẩy, rửa và xử lý tường cũ trước khi sơn mới.
- Xử lý tường cũ trước khi sơn theo trình tự từ cao xuống thấp dưới. Làm như vậy tránh để các khu vực khác bị bẩn khi vệ sinh lộn xộn không theo thứ tự.
- Cẩn trọng khi vệ sinh các khu vực ổ điện, đầu cắm âm tường nếu không muốn xảy ra các sự cố đáng tiếc.
Xem thêm: Chống thấm dột tại huyện Phú Xuyên đảm bảo
Sau khi xử lý công đoạn vệ sinh thì chính là công tác sơn mới, sơn chống thấm hoặc các công việc chính khác. Trên đây là cách xử lý tường cũ trước khi sơn chuẩn chỉ nhất, mang lại hiệu quả tối ưu nhất cho các bạn. Mong rằng bài viết của chống thấm dột tại Hà Nội sẽ có ích với các bạn.