Những cách chống thấm dột tường hiệu quả

Sau một thời gian sử dụng thì tường nhà bị thấm nước là điều khôgn thể tránh khỏi. Vì thế, để bảo vệ ngôi nhà một cách tối ưu trước những tác động bất lợi từ thiên nhiên, bạn cần thường xuyên bảo dưỡng, tu sửa khi tình trạng thấm dột, nứt, mốc tường, trần xuất hiện. Hãy tham khảo bài viết sau của chống thấm Hà Nội để có thể tìm hiểu kĩ hơn một số cách xử lý tường bị thấm dột nước, ẩm mốc một cách hiệu quả nhé.

Hiện tượng tường nhà bị thấm là gì?

Thấm nước là hiện tượng có nước từ bên ngoài thấm vào trong bức tường qua quy tắc thẩm thấu giữa các phân tử. Từ đó, cho cấu trúc của bức tường ở bên trong bị tổn hại hoặc thậm chí phá hỏng hoàn toàn. Nó khiến mất thẩm mỹ không gian sống khi tình trạng thấm ngược kéo theo nấm mốc, ố vàng.

tường nhà mới xây bị thấmHiện tượng tường bị thấm đang diễn ra ở nhiều ngôi nhà do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Xem thêm: Nghề chống thấm dột cần làm những gì

Nguyên nhân tường bị thấm nước là do đâu?

  • Quá trình xây dựng không được thực hiện đúng theo các quy trình, chất lượng.
  • Công tác chống thấm không được chú trọng ngay từ đầu
  • Sử dụng vật liệu chống thấm không đạt yêu cầu, chất chống thấm không đạt chất lượng.
  • Do nước mưa, mưa trong nhiều ngày hay do nước mưa không thoát được bị đọng lại lâu ngày làm cho tường bị ẩm.
  • Không bảo dưỡng bề mặt, hỏng hóc ngày càng nghiêm trọng.
  • Công trình đã được xây dựng nhiều năm, bắt đầu xuống cấp.
  • Mái nhà cũ, xuống cấp, nứt vỡ khiến cho hơi ẩm, nước mưa thấm xuống tường nhà.
  • Ngôi nhà có nhiều vết nứt chân chim nên nước chảy theo vết nứt thấm sâu vào tường nhà.

Hậu quả nghiêm trọng nếu không xử lý tường nhà bị thấm nhanh chóng và đúng cách

Thông thường, tình trạng thấm nước thường xảy ra ở trần, sàn nhà vệ sinh, nhà tắm, bếp hoặc những mặt tường xung quanh. Hậu quả của vấn đề trên có thể kể đến như:

  • Hủy hoại kết cấu ngôi nhà: Nếu bạn không xử lý tường bị thấm kịp thời thì tường sẽ bị tổn hại, xuất hiện vết nứt bê tông, vết bong tróc,… Đó là những dấu hiệu cho thấy ngôi nhà của bạn đang xuống cấp và có nhiều nguy cơ tiềm ẩn nguy hiểm đến bất kỳ lúc nào.
  • Gây mất thẩm mỹ ngôi nhà: Các vết thấm mốc là điều kiện lý tưởng cho nấm mốc, vi khuẩn phát triển.
  • Có nguy cơ dẫn tới mất an toàn như cháy nổ, chập điện: Khi nước thấm qua tường nhà, tại những vị trí ổ điện cũng sẽ bị ẩm ướt, hư hỏng. Ổ nước bị ẩm ướt dễ nhiễm điện và có thể gây ra chập điện, giật.
  • Ảnh hưởng tới sức khỏe con người: Việc không xử lý tường nhà bị thấm nước nhanh chóng và đúng cách không chỉ khiến cho ngôi nhà bạn ở bị hư hỏng nghiêm trọng mà có khiến cho sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng. Sống trong môi trường bị ẩm mốc thì sẽ dễ bị các bào tử nấm mốc, vi rút, vi khuẩn gây hại tới cơ thể, dễ dẫn đến các bệnh về hô hấp và bệnh ngoài da.

Các cách xử lý và khắc phục tường nhà bị thấm

Căn nhà đã sử dụng lâu năm sẽ khó có thể tránh được tình trạng tường bị thấm. Vậy nên, việc xử lý chống thấm tường nhà cũ là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Sau đây Chống thấm Hà Nội xi được chia sẻ với bạn những hướng dẫn chi tiết, cụ thể về cách khắc phục tường nhà bị thấm nước mà bạn có thể tham khảo.

cách xử lý tường nhà bị thấmToàn bộ giấy dán tường bị biến dạng do tường nhà bị thấm từ ngoài vào

Cách chống thấm và xử lý tường bị thấm đối với tường nhà cũ

  • Bước 1: Bạn cần cạo sạch lớp sơn tường cũ, lớp sơn bị bong tróc của tường. Sau đó, vệ sinh sạch những vị trí bị thấm dột, dùng bàn chải sắt để tẩy lớp rong rêu bám trên bề mặt tường.
  • Bước 2: Xử lý những khe nứt, vết hở lớn do lâu ngày bị co giãn, sụt lún.
  • Bước 3: Dùng keo chống thấm trám những vị trí này lại.
  • Bước 4: Xử lý bằng sơn chống thấm Kova, Sika,Polyurethane linh động nếu khu vực nhà bạn có những vật liệu chống thấm này. Bạn nên phủ từ 2 lớp sơn trở lên để có hiệu quả tốt hơn.

Tuy nhiên, sơn chống thấm muốn mang tới hiệu quả tối ưu khi thi công thì bề mặt tường cần phải bằng phẳng, sạch sẽ và có độ ẩm ít hơn 16%. Bên cạnh đó, để đảm bảo tính thẩm mỹ cho kiến trúc tổng thể của căn nhà thì bạn cũng cần phải lựa chọn màu sơn chống thấm tương đồng.

Cách chống thấm và xử lý tường bị thấm đối với tường nhà mới xây

Kỹ thuật chống thấm tường gạch chưa trát vữa, xử lý chống thấm tường nhà mới ngay từ ban đầu là một giai đoạn vô cùng cần thiết và quan trọng.

Tường nhà mới cần phải được kiểm tra kỹ càng trước khi thi công, nếu làm kĩ thì việc chống thấm tường nhà mới sẽ rất dễ dàng.

Bề mặt tường sau khi trát vừa xong cần được đánh giấy nhám và làm sạch bề mặt.
Xử lý chống thấm cho tường nhà ngay từ ban đầu là giai đoạn vô cùng quan trọng và cần thiết
Đối với việc chống thấm cho tường mới, bạn nên sử dụng chống thấm tường ngoài trời ( còn gọi là keo chống thấm bề mặt tường). Sử dụng sơn chống thấm ngoài trời này có ưu điểm là đàn hồi cao, chống thấm nước tuyệt đối, dễ thi công, giá thành tương đối thấp và đặc biệt là có tuổi thọ cao.

Bạn có thể chống thấm cả trong lẫn ngoài ngôi nhà của bạn. Điều này càng làm cho ngôi nhà của bạn thêm bền bỉ, kết cấu chắc chắn hơn.

Cách xử lý chống thấm tường nhà liền kề

Tường liền kề giữa hai nhà có khoảng trống nhỏ và đó là vị trí mà nước mưa sẽ theo đó ngấm vào. Bạn nên xử lý khe tiếp giáp giữa hai nhà để đảm bảo không bị dột nước vào mùa mưa.

Các cách chống thấm tường nhà liền kề:

Xử lý khe hở bằng tôn lá: 

xử lý khe hở giữa tôn và tường nhà

Để ngăn chặn tình trạng trên, phương pháp xử lý dứt điểm đó là dùng vật liệu tôn

Chống thấm tường nhà liền kề từ ngay trong quá trình xây:

  • Đây là lựa chọn tốt nhất, chi phí thấp và có hiệu quả lâu dài.
  • Khi thi công phần thô đến vị trí tiếp giáp giữa 2 nhà, bạn nên dùng gạch hoặc bê tông để xây và lấp đầy khe hở tiếp giáp.
  • Vào phần hoàn thiện nên trát lại vị trí tiếp giáp để đảm bảo nước không thể thấm qua lớp gạch.
  • Nên sử dụng thêm ít sơn chống thấm pha trộn với xi măng để bảo vệ tốt hơn.
  • Nếu nhà bạn không bị nứt hay rạn thì tuổi thọ nó sẽ rất cao (thông thường thì khoảng trên 30 năm).

Chống thấm ngược:

Phương pháp này bạn nên cân nhắc trước khi làm vì nó có giá thành cao hơn, tuổi thọ thấp và khó thi công hơn so với hai phương pháp trên.

Để sử dụng phương pháp chống thấm này, bạn cần đáp ứng được ba yêu cầu đó là có kinh nghiệm, kỹ thuật tốt và tay nghề cao.

Những trường hợp bắt buộc cần phải chống thấm ngược:

  • Tường khu vực tầng hầm, nhà kho ở dưới lòng đất không thể thi công từ phía ngoài.
  • Khe tiếp giáp giữa 2 nhà liền kề.
  • Thấm từ nhà vệ sinh nhà hàng xóm.
  • Thấm nước từ sàn nhà bên cạnh.
  • Xử lý chống thấm cho bể bơi, bể chứa nước, bể cá.

Cách xử lý thấm chân tường nhà

Phương pháp bơm Foam ngược để chống thấm chân tường:

  • Nếu tường còn mới thì nên khoan trực tiếp mũi khoan 10mm sau đó dùng súng bắn Foam theo những lỗ khoan.
  • Với tường cũ đã bị mục, bong tróc nặng thì nên đục những vùng vữa ra rồi bắn Foam, sau đó trát lại.

keo bọt pu foam chống thấm uy tín

keo bọt nở foam cửa nhôm chống thấm

Chống thấm chân tường bằng bơm Foam ngược cũng là một cách đem lại hiệu quả tương đối tốt

Chống thấm bằng chất sơn chống thấm Kova:

  • Tiến hành cạo bỏ lớp sơn bên ngoài chân tường bị thấm.
  • Dùng sơn chống thấm Kova gốc xi măng trộn với xi măng với tỉ lệ 10kg Kova – 2kg xi măng, trộn lại thành hỗn hợp chống thấm sau đó lăn lên chân tường bị thấm, ẩm mốc.
  • Sau khi khô có thể tiến hành sơn lại màu như bình thường.

sơn kova chống thấmSơn Kova được dùng trong việc xử lý chống thấm chân tường đem lại hiệu quả cao

Cách xử lý chống thấm tường ngoài trời

Chống thấm ngay từ bên ngoài sẽ giúp tăng tuổi thọ cho ngôi nhà của bạn, giúp bảo vệ tốt hơn kết cấu của tường nhà, làm giảm bớt các tác động từ bên ngoài lên trên tường nhà. Ngăn ngừa nước xâm nhập qua kẽ hở tường, phòng chống nấm mốc và rêu phát triển. Làm giảm nguy cơ làm hỏng các thiết bị nằm phía trong bức tường và những đồ đạc đặt gần bức tường.

Chuẩn bị trước khi thi công:

  • Xử lý bề mặt trước khi thi công làm sạch hết bụi bản, tạo độ bám tốt nhất cho chống thấm.
  • Làm bề mặt thi công phẳng, bả vá kỹ tại những vị trí bị rỗ (nếu có).
  • Đối với các vết nứt lớn phải được trám lại bằng vữa có sử dụng phụ gia chống thấm.
  • Tạo độ ẩm bề mặt trước khi thi công theo tiêu chuẩn độ âm dưới 16%.

Sử dụng vật liệu chống thấm ngoài trời như sơn chống thấm, tôn chống thấm, sơn chống thấm.

Phương pháp thi công chống thấm tường trong nhà

Hiện trạng tường nhà bị thấm, ẩm mốc có thể vì rất nhiều các lý do khác nhau. Sau đây là những nguyên do phổ biến gây thấm tường nhà cần phải chống thấm ngược tường bên trong:

  • Thấm nước từ tường bên ngoài do tường bị nứt rạn hoặc tường cũ chất lượng đã xuống cấp.
  • Thẩm tường do nước lọt giữa hai khe nhà giáp nhau.
  • Thẩm do tường ngoài không trát được.
  • Tường thấm do sát hoặc chung tường với nhà hàng xóm.
  • Xử lý chống thấm tường trong nhà bằng Sika top seal 107.

Xem thêm: Công ty chống thấm đảm bảo tại Cầu Giấy

Vật liệu xử lý chống thấm tường nhà được sử dụng hiệu quả hiện nay

Hiện nay, tình trạng nứt thấm tường vào mùa mưa không còn xa lạ gì với người dân. Có thể đo quá trình xây dựng hoặc các yếu tố tự nhiên gây ra hiện tượng này. Và từ đó sinh ra những vật liệu chống thấm tốt đề xử lý những hiện tượng thấm nước. Các vật liệu chống thấm có thể kể đến như:

  • Keo chống thấm tường.
  • Sơn chống thấm tường ngoài trời.
  • Sika chống thấm tường.
  • Hóa chất chống thấm.
  • Gạch ốp tường chống thấm.
  • Màng bitum chống thấm tường.
  • Foam chống thấm.
  • Dung dịch chống thấm tường…

Trên đây là toàn bộ những thông tin về các cách xử lý tường bị thấm hiệu quả và phổ biến nhất mà chống thấm tại Hà Nội muốn gửi đến bạn đọc. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu các dịch vụ chống thấm, chúng tôi sẽ tư vấn cho quý khách hàng sớm nhất.

You may also like...

0948677333