Cách xử lý vết nứt bê tông hiệu quả

Xử lý vết nứt sàn bê tông xảy ra kha thường xuyên với các công trình có sử dụng kết cấu bê tông cốt thép vì một vài lý do nào đó xảy ra các vết nứt, gãy, vỡ. Hiện tượng nứt, gãy bê tông là điều rất khó tránh đối với các công trình bê tông cốt thép.

Tình trạng này khiến mất thẩm mỹ cho công trình và làm cho người sử dụng một cảm giác không an tâm. Vậy làm thế nào để xử lý vết nứt sàn bê tông? Hãy cùng chống thấm dột Hà Nội tìm hiểu nhé!

Nguyên nhân gây ra các vết nứt sang bê tông

Trong thực tế quá trình thi công các công trình có rất nhiều trường hợp nứt sàn có thể xảy ra. Có thể là mới đổ bê tông xong phần thô đã thấy xuất hiện các vết nứt, khe hở tại bê tông,…
xử lý vết nứt bề mặt sàn bê tông

Nguyên nhân gây ra các vết nứt bê tông

Điều này rất đáng lo ngại và đặc biệt là khi bạn không biết nguyên nhân gây ra hiện tượng đó. Vậy dưới đây chúng tôi sẽ chỉ ra các nguyên nhân chính cho lí do tại sao vết nứt sàn bê tông.

Xem thêm: Đơn vị chống thấm dột tại quận Ba Đình

Xét theo các nguyên nhân tác động

– Vết nứt xuất hiện do tác động của ngoại lực trong quá trình sử dụng.

– Vết nứt xuất hiện do sư tương tác của cốt thép và lực tác động lên bê tông. (Do nền móng, kết cấu công trình)

– Vết nứt xuất hiện do đặc thù trong thi công: Độ co ngót bê tông, chất lượng bê tông, chắt lượng đầm bê tông, chưng hấp bê tông không đều, do nhiệt – ẩm…

– Vết nứt xuất hiện do cốt thép bị ăn mòn, thấm dột và một số nguyên nhân phụ khác…

Xét theo mức độ nguy hiểm

– Vết nứt chứng tỏ tình trạng nguy hiểm của kết cấu, (cần gia cố kết cấu bê tông trước).

– Vết nứt làm tăng độ thấm nước của bê tông (ở tường tầng hầm).

– Vết nứt làm giảm tuổi thọ kết cấu do cốt thép hoặc bê tông bị ăn mòn mạnh.

– Vết nứt thường, vết nứt loại này không gây nguy hiểm cho kết cấu (bề rộng vết nứt thường không vượt quá giá trị giới hạn cho phép của tiêu chuẩn).

Tại sao cần phải xử lý vết nứt sàn bê tông kịp thời

Do ảnh hưởng của vết nứt, chất lượng của kết cấu bê tông cốt thép không bằng so với khi không bị nứt. Với trường hợp này, vết nứt sẽ lan sâu vào phía trong của kết cấu, phá hoại đi sự liên kết chịu lực giữa các vật liệu, gây ra tình trạng mất an toàn nếu tiếp tục sử dụng công trình.

Để càng lâu không xử lý các vết nứt trên bề mặt sàn bê tông thì càng gây ra nhiều hậu quả cho các phần liên quan. Từ đó dẫn đến các hiện tượng nghiêm trọng khác như thấm dột, ngấm nước, ẩm mốc, sụp đổ, mất thẩm mỹ,.. của công trình.

Nếu tình huống nghiêm trọng, vết nứt ở dạng này sẽ làm suy yếu sức chịu tải của sàn bê tông, gây võng hoặc rung sàn. Nếu không nhanh chóng xử lý nứt sàn bê tông thì kết cấu sàn sẽ rất mau xuống cấp. Do không khí xâm nhập vào bên trong kết cấu thông qua khe hở của các vết nứt làm rỉ thép và xâm thực bê tông.

Xem thêm: Dịch vụ chống thấm dột tại quận Cầu Giấy

Các phương pháp xử lý vết nứt sàn bê tông

Để xử lý các vết nứt sàn bê tông nói riêng và xử lý các vết nứt bê tông nói chung ta có thể tham khảo một vài phương án như dưới đây.

Bơm keo Epoxy xử lý vết nứt sàn bê tông

Phương pháp xử lý vết nứt bê tông tiên tiến hiện nay có thể kể đến bơm keo epoxy vào trong vết nứt. Ưu điểm các loại Epoxy này là có độ nhớt thấp, dễ dàng thấm sâu vào bên trong vết nứt và có tác dụng tăng cường khả năng chịu lực. Không chỉ vậy, chúng còn có khả năng tăng cường chống nước, chống ăn mòn, gia cố thêm kết cấu bê tông và ngăn chặn sự rò rỉ nước.

bơm keo vết nứt bê tông

Bơm keo Epoxy xử lí vết nứt sàn bê tông

Tại các vị trí đã xử lý chất lượng bê tông tốt hơn bê tông ở những vị trí khác. Một vài loại sơn, keo phù hợp là SL-1400, Sika 752, E500 hoặc E206. Phương pháp thực hiện biện pháp này như sau:

Bước 1: Thực hiện công tác chuẩn bị

  • Định vị vị trí các vết nứt thật chính xác.
  • Đầu tiên cần chuẩn bị dụng cụ thi công gồm: Xi lanh bơm keo, máy bơm keo, máy SL500, kim bơm keo, chất Epoxy.
  • Bề mặt của vết nứt, nơi cần được xử lý vết nứt bê tông bằng Epoxy cần phải được vệ sinh thật sạch sẽ.

Bước 2: Khoan tạo lỗ 

  • Khoan lỗ cách miệng vết nứt từ 2,0cm – 5,0cm, khoan góc nghiêng 45 độ theo chiều chéo về về nứt, độ sâu mũi khoan từ 7cm – 20cm (tùy chiều sâu vết nứt, lỗ khoan cần cắt qua vết nứt để bơm keo vào).
  • Tiếp tục khoan các lỗ khác nếu vết nứt to và dài. Các vị trí khoan cách nhau khoảng 20cm – 25cm.
  • Sau khi khoan xong thì cần vệ sinh lỗ khoan bằng máy thổi bụi, không được để có bụi bẩn còn đọng lại sẽ làm giảm khả năng bám dính.

Bước 3: Gắn kim bơm keo

  • Đặt các kim bơm keo vào những lỗ đã khoan.
  • Vặn kim theo chiều kim đồng hồ cho đến khi ren kim bơm bám chặt vào bề mặt bê tông.
  • Sau đó, trám bề mặt của vết nứt sử dụng vật liệu kết nối để tránh keo tràn ra ngoài.

Bước 4: Bơm keo Epoxy bằng máy bơm áp lực cao

  • Sau khoảng 2 – 3 tiếng, kiểm tra bề mặt keo trám xem đã khô cứng hoàn toàn hay chưa.
  • Nếu keo trám đã khô cứng hoàn toàn thì tiến hành bơm lớp keo chính Epoxy TCK-1400 (hoặc TCK-E500, TCK-E206 đã được trộn theo tỷ lệ khuyến cáo của nhà sản xuất) vào bên trong vết nứt bằng bơm áp lực cao đến khi lượng keo lấp đầy vết nứt và có dấu hiệu trào lên trên thì ngừng

Bước 5: Bảo dưỡng kết quả thi công

  • Khi việc bơm keo epoxy, sau khoảng 3 giờ là có thể đập gãy và tháo các kim bơm ra
  • Trám phẳng lại bề mặt và vệ sinh thật sạch lại bề mặt ở điểm bơm keo.

Xử lý vết nứt sàn bê tông bằng phương pháp xẻ rãnh và bít vết nứt

Xẻ rãnh và bít vết nứt

Đục, xẻ rãnh và bít vết nứt lại sử dụng khi cần sửa chữa, khắc phục bề mặt bê tông ở những chỗ không cần phải gia cố khả năng chịu lực. Phương pháp này cần phải mở rộng miệng của vết nứt, dọc theo chiều dài của nó, sau nó dùng các vật liệu phù hợp lấp đầy lại bằng một chất bịt kín phù hợp.

Công đoạn mở rộng miệng vết nứt
Xử lí vết nứt sàn bê tông bằng phương pháp xẻ rãnh và bít vết nứt

Đây là kỹ thuật khá phổ biến trong xử lý vết nứt bê tông. Phương pháp này có cách thực hiện tương đối dễ thực hiện và đơn giản hơn so với cách bơm keo epoxy. Các bề mặt nằm ngang là nơi phù hợp để sử dụng tiêm epoxy. Nhưng xẻ rãnh và trám bít vết nứt lại có thể được thực hiện được trên cả các bề mặt thẳng đứng (như: tường, vách) cũng như trên một vài bề mặt cong (như: ống, cọc, cột tròn).

Xem thêm: Công ty chống thấm đảm bảo tại quận Bắc Từ Liêm

Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Xác định vị trí vết nứt, đánh dấu các bị trí vết nứt

Bước 2: Tiến hành khoét mở rộng miệng tại vị trí vết nứt, khi đã tìm thấy vết nứt thi đục đến khi nào vết nứt kết thúc mới thôi

Bước 3: Sử dụng máy mài bê tông cầm tay, mài cho vết nứt rộng hơn, hiện ra rõ ràng hơn

Bước 4: Tiến hành vệ sinh bề mặt vết nứt sạch sẽ sau khi cắt, tránh để kaij bụi bẩn, vụn bê tông

Bước 5: Sử dụng hồ dầu kết nối (gồm xi măng + nước + SIka Latex) phủ lên bề mặt vết nứt sau đó tiến hành đổ vữa Sika Grout lên vết nứt cho bằng mặt sàn mái.

Bước 6: Sau khi lớp vữa Grout khô hoàn toàn thì phủ lớp phụ gia chống thấm Masterseal 540 lên vết nứt đồng thời đặt một lớp lưới thủy tinh gia cường lên ngay khi lớp chống thấm thứ nhất chưa khô

Bước 7: Thi công từ 2 đến 3 lớp vữa, chỉ làm khi lớp cũ đã khô. Đợi khô hoàn toàn tiến hành láng thêm vữa chống thấm (Sika latex kết hợp Water Seal DPC) để bảo vệ chống thấm và lát lại gạch

Phương pháp làm đầy trọng lực

Các vật liệu có gốc nhựa độ nhớt thấp có thể sử dụng để bít kín các vết nứt có độ rộng bề mặt từ 0.03 đến 2 cm bằng cách làm đầy trọng lực.

Quy trình thông thường là sẽ làm sạch bề mặt thi công bằng cách thổi khí hoặc phun nước. Sau khi bề mặt bị ẩm cần phải được để khô vài ngày, để có được hiệu quả xử làm đầy vết nứt tốt nhất.

Việc sấy sau khi phun nước có thể có hiệu quả làm sạch cao và chuẩn bị tốt cho các vết nứt. Hiệu quả của việc lấp đầy vết nứt có thể được đo thông qua độ sâu mà vật liệu bịt kín thâm nhập vào kết cấu.

Xem thêm: Chống thấm dột tại quận Đống Đa Hà Nội

Khâu vết nứt trên sàn bê tông

Phương pháp khâu vết nứt bê tông là phương pháp xử lý vết nứt sàn bê tông ở những nơi có yêu cầu gia cố kết cầu và phục hồi khả năng chịu lực.

Khoan lỗ ở hai bên của vết nứt, gắn các chốt kim loại có hình dạng dạng chữ U có chân ngắn dọc theo vết nứt như hình bên dưới.
xử lý vết nứt bê tông bằng cách khâu
Khâu vết nứt sàn bê tông

Phương pháp khâu được sử dụng trong các trường hợp với những với yêu cầu: độ bền kéo của kết cấu phải được phục hồi trên các vết nứt ở vị trí chịu lực chính.

Quy trình thực hiện khâu vết nứt bao gồm công đoạn khoan lỗ trên cả hai bên của vết nứt, làm sạch lỗ và neo chân của các ghim mấu sắt trong các lỗ sử dụng vữa không co ngót hoặc bằng vật liệu gốc epoxy.\

Cách tránh hiện tượng vết nứt trên sàn bê tông

Căn cứ vào các nguyên nhân khiến hiện tượng sàn bê tông mới bị nứt là do khô quá nhanh – thiếu độ ẩm, các phương pháp để bảo vệ bê tông bao gồm.

Để nguyên cốp pha để cấp ẩm cho lớp bê tông khô từ từ

Giữ lại cốp pha sẽ giúp lưu lại hơi ẩm cho phần bê tông mới đổ. Nên kết hợp phun nước vào cốp pha để tăng thêm lượng ẩm khi thời tiết bị khô, hanh. Nếu điều kiện thời tiết nắng nóng cần thực hiện tưới nước, bảo dưỡng liên tục trong vòng 1 tuần đầu.

Cấp nước cho sàn bê tông sau khi đổ thường xuyên

Đây là một phương pháp có hiệu quả cực kỳ cao giúp tránh tình trạng rạn nứt sàn bê tông.

Lưu ý phun nước nên phun đều diện tích với chế độ tia nước nhỏ và không được bỏ sót bất kỳ diện tích nào. Có thể be 1 hàng gạch để phun nước lên ngâm nước cho sàn mái. Lưu ý là trời nắng thì cần thực hiện thường xuyên hơn.

Thực hiện phủ bạt lên bê tông

Phủ bạt giảm lượng ánh nắng trực tiếp chiếu lên bề mặt bê tông, hạn chế tới mức tối đa việc xảy ra tình trạng nứt.

Đơn vị nào xử lý vết nứt sàn bê tông uy tín, hiệu quả

Hiện nay, trên thị trường có nhiều công ty nhận dịch vụ xử lý vết nứt sàn bê tông. Tuy nhiên không phải đơn vị nào cũng có thể thi công một cách chuyên nghiệp, hiệu quả và đẹp đẽ, sạch sẽ như chống thấm dột Hà Nội.

xử lý vết nứt bê tông bằng cách xẻ rãnh và bịt
Phương pháp xử lí vết nứt sàn bê tông

Không chỉ sở hữu nhiều năm kinh nghiệm cùng với đội ngũ thợ thi công lành nghề mà còn có những công nghệ đi đầu tiên phong trong thị trường hiện nay. Chống thấm dột tại Hà Nội đã và đang khẳng định vị thế của mình trong dịch vụ xử lý vết nứt sàn bê tông tại Hà Nội và các tỉnh trên khắp cả nước.

You may also like...

0982048578